Skip to content

Ván MDF thuộc “Nhóm sản phẩm vật liệu xây dựng chứa sợi vô cơ, sợi hữu cơ tổng hợp; sản phẩm nhôm và hợp kim nhôm định hình; ống nhựa polyvinyl clorua không hóa dẻo (PVC-U) và sản phẩm trên cơ sở gỗ” theo quy định tại QCVN 16:2014/BXD. Như vậy, sản phẩm Ván MDF phải chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường.

IsoQ VietNam chứng nhận hợp quy Ván MDF theo phương thức 5 hoặc phương thức 7

– Phương thức 5:

+ Được áp dụng cho sản phẩm của nhà sản xuất có chứng chỉ ISO 9001.

+ Hiệu lực của giấy Chứng nhận hợp quy: 01 năm đối với sản phẩm nhập khẩu; 03 năm đối với sản phẩm được đánh giá tại nơi sản xuất và giám sát hàng năm thông qua việc thử nghiệm mẫu lấy tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường.

– Phương thức 7:

+ Được áp dụng cho từng lô sản phẩm sản xuất, nhập khẩu trên cơ sở thử nghiệm chất lượng mẫu đại diện của lô sản phẩm.

+ Giấy Chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị đối với từng lô sản phẩm.

Quy trình chứng nhận hợp quy Ván MDF

chứng nhận hợp quy Ván MDF

Công bố hợp quy Ván MDF: theo quy định tại Thông tư 28/2012/TT-BKHCN

Trình tự công bố

Bước 1: Đánh giá hợp quy theo QCVN 16:2014/BXD
Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy vật liệu xây dựng tại Sở xây dựng.

Hồ sơ công bố 

1. Bản công bố hợp quy;
2. Bản mô tả chung về sản phẩm;
3. Chứng chỉ chứng nhận hợp quy vật liệu xây dựng.

Yêu cầu kỹ thuật Ván MDF:

TT Tên sản phẩm Chỉ tiêu kỹ thuật Mức yêu cầu Phương pháp thử Quy cách mẫu
6 Ván MDF 1. Độ trương nở chiều dày sau 24h ngâm trong nước TCVN 7753: 2007 TCVN 7756-5: 2007 Lấy ngẫu nhiên ở tối thiểu hai vị trí sao cho mẫu gộp có diện tích tối thiểu 1 m2. Mỗi vị trí lấy tối thiểu 0,5 m2
2. Độ bền uốn tĩnh TCVN 7753: 2007 TCVN 7756-6: 2007
3. Độ bền kéo vuông góc với mặt ván TCVN 7753: 2007 TCVN 7756-7: 2007
4. Hàm lượng focmanđêhyt theo phương pháp chiết tách, không lớn hơn TCVN 7756-12: 2007
– Loại E1 9 mg/100 g
– Loại E2 30 mg/100 g

Hotline: 0779.31.37.39

Email: [email protected]

Back To Top