Tại sao phải Công bố thông tin/ Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi, thủy sản?
Ngày 08 tháng 3 năm 2019, Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ban hành V/v Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thủy sản; và ngày 21 tháng 01 năm 2020 Chí phủ ban hành Nghị định 13/2020/NĐ-CP V/v Hướng dẫn chi tiết luật chăn nuôi; Theo đó, các sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải nằm trong danh mục và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Ngoài ra chúng ta cần tham khảo Nghị định số 39/2017/NĐ-CP quy định về Quản lý Thức ăn chăn nuôi và thủy sản để xem xét các điều kiện chuyển tiếp của 2 Nghị định 13 và Nghị định 26 nêu trên.
Thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam?
Thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam là thức ăn chăn nuôi, thủy sản có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có) và được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bao gồm:
1. Thức ăn chăn nuôi, thủy sản theo tập quán
2. Thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới
3. Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh
4. Thức ăn đậm đặc là hỗn hợp
5. Thức ăn bổ sung
6. Nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, thủy sản

Thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
1. Phải công bố tiêu chuẩn áp dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng. Phải công bố hợp quy theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng (nếu có).
2. Mỗi sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản có một tiêu chuẩn chất lượng được công bố chỉ được đặt 01 tên thương mại tương ứng.
3. Thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới: Sau khi có quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nếu tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi mới có nhu cầu lưu hành tại Việt Nam thì phải tiến hành thực hiện các quy định tại điểm a khoản 2 Điều này và được phép sử dụng các kết quả thử nghiệm trong hồ sơ công nhận thức ăn chăn nuôi mới cho hoạt động công bố tiêu chuẩn áp dụng hoặc công bố hợp quy.
Hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam bao gồm:
Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản sản xuất trong nước:
1. Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam;
2. Thông báo tiếp nhận công bố hợp quy về điều kiện cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản; và hợp đồng gia công (nếu gia công); hoặc:
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi;
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản.
3. Các giấy tờ giấy tờ pháp lý bổ sung như sau:
Tiêu chuẩn công bố áp dụng.
Bản thông báo tiếp nhận công bố hợp quy;
Quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới (nếu có);
4. Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn của sản phẩm;
5. Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu xác nhận của nhà sản xuất).
Đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu:
1. Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu được phép lưu hành tại Việt Nam
2. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of free sale);
3. Giấy chứng nhận ISO hoặc GMP hoặc HACCP hoặc tương đương của cơ sở sản xuất;
4. Bản thông tin sản phẩm;
5. Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng;
6. Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và an toàn sản phẩm;
7. Mẫu nhãn của sản phẩm;
Đối với các loại thức ăn chăn nuôi, thủy sản mới phải khảo nghiệm
Hồ sơ đăng ký lại thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam bao gồm:
1. Đơn đăng ký lại thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam
2. Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng và bản thông báo tiếp nhận công bố hợp quy (nếu có).
3. Mẫu nhãn của sản phẩm.
Trình tự giải quyết hồ sơ đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam (bao gồm cả đăng ký lại)
Tổ chức, cá nhân đăng ký thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam lập 01 bộ hồ sơ gửi về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký những thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu để bổ sung, hoàn thiện.
Trong thời hạn không quá 20 ngày làm việc (đối với trường hợp đăng ký mới) hoặc không quá 10 ngày làm việc (đối với trường hợp đăng ký lại) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm thẩm định nội dung hồ sơ và ban hành văn bản xác nhận thức ăn chăn nuôi, thủy sản được phép lưu hành tại Việt Nam (theo Mẫu số 07 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trường hợp không ban hành văn bản xác nhận, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thay đổi thông tin của sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã được phép lưu hành tại Việt Nam
Tổ chức, cá nhân chỉ được thay đổi các thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản đã được phép lưu hành tại Việt Nam nếu không làm thay đổi chất lượng của sản phẩm.
Hồ sơ bao gồm:
1. Đơn đề nghị xác nhận thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, thủy sản
2. Bản sao chụp tiêu chuẩn công bố áp dụng và bản tiếp nhận công bố hợp quy (nếu có);
3. Mẫu nhãn sản phẩm.
4. Giấy xác nhận nội dung thay đổi của nhà sản xuất (đối với thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhập khẩu).
5. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Ngừng lưu hành sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản thương mại trong các trường hợp sau:
1. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản chứa chất cấm sử dụng trong chăn nuôi, thủy sản.
2. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản bị phát hiện vi phạm liên tục sau 03 lần kiểm tra về một chỉ tiêu chất lượng hoặc sau 02 lần kiểm tra về một chỉ tiêu an toàn.
3. Khi có thông báo ngừng lưu hành sản phẩm của cơ sở đăng ký lưu hành.
Thủ tục công nhận lưu hành thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản tại ISOQ:

Liên hệ IsoQ để được tư vấn dịch vụ Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi, thủy sản.