Skip to content

Ngày 08 tháng 3 năm 2019, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 26/2019/NĐ-CP V/v Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật thủy sản. Theo đó các cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trước khi đi vào hoạt động.

Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản

Nắm bắt được nhu cầu của doanh nghiệp, ISOQ Việt Nam cung cấp dịch vụ trọn gói trong quá trình Xin Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; Đăng ký lưu hành thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

Thủ tục tư vấn Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản

Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản

Hồ sơ Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản

  1. Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất theo Mẫu số 11.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;
  2. Bản thuyết minh điều kiện cơ sở sản xuất theo Mẫu số 12.NT ban hành kèm theo Phụ lục III Nghị định số 26/2019/NĐ-CP.

Điều kiện để đạt được Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản

Tại Điều 32 Luật Thủy sản năm 2017 quy định về điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:

Điều 32. Điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

1. Tổ chức, cá nhân được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khi đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Địa điểm sản xuất nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi chất thải nguy hại, hóa chất độc hại;

b) Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bên ngoài;

c) Nhà xưởng, trang thiết bị phù hợp với từng loại sản phẩm;

d) Có điều kiện phân tích chất lượng trong quá trình sản xuất;

đ) Áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học;

e) Có nhân viên kỹ thuật được đào tạo về nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy sản, sinh học, hóa học hoặc công nghệ thực phẩm.

2. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

– Tại Điều 27 Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số Điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản quy định về Điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:

Điều 27. Điều kiện cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản

1. Điểm c khoản 1 Điều 32 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau:

a) Có nhà xưởng kết cấu vững chắc, nền không đọng nước, liên thông và một chiều từ nguyên liệu đến thành phẩm; tường, trần, vách ngăn, cửa bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; khu chứa trang thiết bị, nguyên liệu vật liệu, thành phẩm bảo đảm không nhiễm chéo lẫn nhau và bảo đảm theo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, cung cấp;

b) Trang thiết bị tiếp xúc với nguyên liệu, thành phẩm bảo đảm yêu cầu về kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học; thiết bị thu gom và xử lý chất thải không gây ô nhiễm môi trường khu vực sản xuất. Trường hợp cơ sở sản xuất sinh khối vi sinh vật để sản xuất chế phẩm sinh học, vi sinh vật phải có thiết bị tạo môi trường, lưu giữ và nuôi cấy vi sinh vật.

2. Điểm d khoản 1 Điều 32 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau: Có phòng thử nghiệm hoặc có thuê phòng thử nghiệm đủ năng lực để kiểm tra chất lượng trong quá trình sản xuất.

3. Điểm đ khoản 1 Điều 32 Luật Thủy sản được quy định cụ thể như sau: Phải xây dựng và áp dụng hệ thống kiểm soát chất lượng, an toàn sinh học cho từng loại sản phẩm gồm các nội dung: nước phục vụ sản xuất; nguyên liệu, bao bì, thành phẩm; quá trình sản xuất; tái chế; lưu mẫu; kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh thiết bị; kiểm soát động vật gây hại; vệ sinh nhà xưởng, thu gom và xử lý chất thải.

ISOQ Việt Nam là tổ chức tư vấn hàng đầu và luôn đồng hành cùng các doanh nghiệp sản xuất thức ăn thủy sản. Liên hệ ISOQ để được tư vấn chi tiết về dịch vụ.


Hotline: 0779.31.37.39

Email: [email protected]

Back To Top