QCVN 01-183:2016/BNNPTNT Quy chuẩn lĩnh vực thức ăn chăn nuôi
Điểm mới của QCVN 01-183:2016/BNNPTNT so với QCVN 01-10: 2009/BNNPTNT; QCVN 01-11: 2009/BNNPTNT; QCVN 01-12: 2009/BNNPTNT; QCVN 01-13: 2009/BNNPTNT?
Ngày 26/7/2016, Bộ nông nghiệp phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 27/2016/TT-BNNPTNT. Thông tư này có hiệu thực thi hành từ ngày 26/01/2017 và thay thế Thông tư số 81/2009/TT-BNNPTNT ngày 25/12/2009.
Theo đó, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-183:2016/BNNPTNT sẽ thay thế các QCVN 01-10: 2009/BNNPTNT; QCVN 01-11: 2009/BNNPTNT; QCVN 01-12: 2009/BNNPTNT; QCVN 01-13: 2009/BNNPTNT.
Một vài điểm mới của QCVN 01-183:2016/BNNPTNT:
– Phạm vi áp dụng:
+ Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho lợn, gà, chim cút, ngan, vịt;
+ Thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt.
– Chỉ tiêu chất lượng: Lượt bỏ chỉ tiêu Aflatoxin B1; vi khuẩn hiếu khí và các chỉ tiêu kháng sinh.
– Phương thức đánh giá hợp quy: Đánh giá theo phương thức 5 hoặc phương thức 7 quy định tại Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31/10/2012.
– Đánh giá để công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi: Mỗi sản phẩm công bố hợp quy phải được lấy mẫu thử nghiệm để đánh giá sự phù hợp đối với tất cả các chỉ tiêu quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này.
– Đánh giá giám sát: Trong thời gian hiệu lực của kết luận về sự phù hợp, mỗi sản phẩm công bố hợp quy phải được lấy mẫu để đánh giá giám sát với tần suất không được quá 12 tháng/1 lần và thử nghiệm tất cả các chỉ tiêu quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật này với tần suất ít nhất 03 năm/lần/chỉ tiêu.
Các văn bản pháp quy liên quan
– Nghị định số 08/2010/NĐ-CP;
– Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT; 50/2014/TT- BNNPTNT; 29/2015/TT- BNNPTNT;
– Thông tư 55/2012/TT- BNNPTNT;
– Thông tư số 27/2016/TT-BNNPTNT;
– Quy chuẩn kỹ thuật số QCVN 01-183:2016/BNNPTNT.