Skip to content

Thông tư 24/2019/TT-BYT – Quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm

Trước tình hình việc sử dụng phụ gia không đúng quy định gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng đang rất phổ biến và khó kiểm soát, ngày 30/8/2019, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 24/2019/TT-BYT quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm. Theo đó ban hành danh mục gồm 400 loại phụ gia được sử dụng trong thực phẩm và mức sử dụng tối đa đối với từng loại. Thông tư 24/2019/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 16/10/2019.

Thông tư 24/2019/TT-BYT
Thông tư 24/2019/TT-BYT – Quy định về quản lý và sử dụng phụ gia thực phẩm

Phạm vi, đối tượng áp dụng Thông tư 24/2019/TT-BYT

Thông tư 24/2019/TT-BYT này quy định về danh mục phụ gia thực phẩm; sử dụng, quản lý phụ gia thực phẩm và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, phụ gia thực phẩm để lưu hành tại Việt Nam và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Trong thông tư quy định cụ thể mức giới hạn với từng loại phụ gia trong thực phẩm. Chẳng hạn, Đồ uống từ sữa dạng lỏng có hương vị được sử dụng tối đa 105mg curcumin/kg, đối với viên xúp và nước thịt thì mức tối đa là 50mg/kg; Erythrosin được sử dụng tối đa 200mg/kg quả ướp đường, mức sử dụng tối đa chất này đối với rau củ quả lên men và sản phẩm rong biển lên men là 30mg/kg, đối với sản phẩm dùng để trang trí lớp phủ, nước sốt ngọt thì lượng sử dụng tối đa là 100mg/kg…

Quy định về quản lý phụ gia thực phẩm trong Thông tư 24/2019/TT-BYT

Phụ gia thực phẩm phải được tự công bố hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường, trừ các loại phụ gia thực phẩm được quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 24/2019/TT-BYT và khoản 2 Điều 4 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 2 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm. Trình tự, thủ tục tự công bố sản phẩm thực hiện theo Điều 5 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 2 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm và điểm a, khoản 1, Điều 3 Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Y tế.

Phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia thực phẩm không thuộc trong danh mục phụ gia thực phẩm được phép sử dụng hoặc không đúng đối tượng sử dụng theo quy định tại Thông tư này phải được đăng ký bản công bố sản phẩm tại Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế trước khi đưa vào sử dụng hoặc trước khi lưu thông trên thị trường. Trình tự, thủ tục đăng ký bản công bố sản phẩm thực hiện theo Điều 7 và Điều 8 Nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02 tháng 2 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm.

Việc ghi nhãn phụ gia thực phẩm thực hiện theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về ghi nhận hàng hóa và các văn bản khác có liên quan.

Các trường hợp vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng phụ gia thực phẩm sẽ bị xử phạt theo quy định tại Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm và các văn bản khác có liên quan.

Trường hợp vi phạm có tình tiết tăng nặng theo quy định tại Luật xử lý vi phạm hành chính thì người có thẩm quyền xem xét, quyết định phạt tiền và tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm ở mức cao nhất.

Nội dung Thông tư 24/2019/TT-BYT

Tải về Thông tư 24/2019/TT-BYT tại đây

Mọi thắc mắc và yêu cầu về dịch vụ tự công bố phụ gia thực phẩm theo Thông tư 24/2019/TT-BYT, Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline/zalo: 0779.31.37.39, email: [email protected] hoặc để lại thông tin bằng cách click vào nút Đăng ký dịch vụ dưới đây để được hỗ trợ.

5/5 - (20 bình chọn)
Chia sẻ

Hotline: 0779.31.37.39

Email: [email protected]

Back To Top