Skip to content

Tiêu chuẩn BRC – Lợi ích áp dụng và các điểm thay đổi trong Tiêu chuẩn BRC phiên bản 8

Tiêu chuẩn BRC hiện nay là một trong những tiêu chuẩn được chứng nhận rộng rãi trên thế giới bên cạnh Chứng nhận các hệ thống quản lý an toàn thực phẩm khác như HACCP, ISO 22000, FSSC 22000. Hiện nay có rất nhiều nhà bán lẻ lớn của các nước phát triển tại EU, Châu Úc, Bắc và Nam Mỹ áp dụng tiêu chuẩn này. BRC được xem như là chiếc vé để gia nhập vào các thị trường khó tính như EU, Châu Úc, Mỹ. Vậy BRC là gì và vì sao cần chứng nhận BRC?

Tiêu chuẩn BRC

BRC là gì?

BRC là viết tắt của cụm từ British Retail Consortium – Hiệp hội Bán lẻ Anh Quốc. Liên minh này do các nhà sản xuất, cung cấp thực phẩm, hàng hóa thành lập vào năm 1992. Tới năm 1998 thì tiêu chuẩn BRC được ra mắt là tập hợp những yêu cầu của Hiệp hội Bán lẻ Anh đặt ra cho các công ty tham gia vào hoạt động thương mại, sản xuất, phân phối các sản phẩm gồm:

* Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm

* Tiêu chuẩn toàn cầu cho sản phẩm tiêu dùng

* Tiêu chuẩn toàn cầu về bao bì và vật liệu đóng gói

* Tiêu chuẩn toàn cầu về lưu trữ và phân phối

Sau khi được xuất bản đầu tiên năm 1998, tiêu chuẩn BRC ngày càng được phát triển phổ biến kéo theo cả các nhà sản xuất quốc tế vào trong chuỗi cung ứng, thỏa mãn các tiêu chí của Viện an toàn thực phẩm sáng lập bới CIES – là diễn đàn thương mại thực phẩm, tổ chức toàn cầu bao gồm CEOs và quản lý cấp cao của khoảng 400 nhà bán lẻ (hoạt động gần 200 ngàn gian hàng) và thành viên của những công ty sản xuất với nhiều mô hình khác nhau.

Mục đích của tiêu chuẩn BRC là cung cấp phương phức chung nhằm đảm bảo tính an toàn, toàn vẹn, hợp pháp và chất lượng cho sản phẩm cũng như quá trình sản xuất trong chế biến, kinh doanh thực phẩm và thành phần thực phẩm. Với định hướng đó, BRC là tiêu chuẩn đầu tiên được Sáng kiến An toàn Thực phẩm Toàn cầu (GFSI – Global Food Safety Initiative) thừa nhận. Phiên bản mới nhất của tiêu chuẩn BRC là phiên bản thứ 8 được xuất bản vào tháng 8/2018.

Đối tượng chứng nhận BRC

Chứng nhận BRC cần cho tất cả các tổ chức, doanh nghiệp như cơ sở, công ty, nhà máy, sản xuất, chế biến, kinh doanh hoặc đóng gói thực phẩm (thủy sản, rau củ quả, nước uống, rượu, bia, dầu ăn,…)

Đây là tiêu chuẩn mang tính chất tự nguyện, tập trung vào việc quản lý an toàn thực phẩm.

Lợi ích khi chứng nhận theo BRC

– Đảm bảo an toàn thực phẩm và hệ thống quản lý an toàn thực phẩm;

– Tạo niềm tin của khách hàng, người tiêu dùng đối với chất lượng và sự an toàn của sản phẩm. Đồng thời, nâng cao uy tín, hình ảnh công ty vì sản phẩm của công ty an toàn và đã được kiểm soát về nguồn gốc;

– Mở ra thị trường mới với yêu cầu cao hơn về an toàn và chất lượng/ khách hàng tiềm năng mới. Đặc biệt là thị trường EU, Mỹ và Anh;

– Giảm được công đoạn đánh giá nhà cung cấp (vì chủ động được nguồn nguyên liệu).

Các phần trong tiêu chuẩn BRC

Bao gồm:

Phần 1. Cam kết của lãnh đạo cấp cao

Phần 2. Kế hoạch an toàn thực phẩm – HACCP

Phần 3. Hệ thống quản lý chất lượng & an toàn thực phẩm

Phần 4. Tiêu chuẩn địa diểm

Phần 5. Kiểm soát sản phẩm

Phần 6. Kiểm soát quá trình

Phần 7. Nhân sự

Phần 8. Các vùng sản xuất rủi ro cao, quan tâm cao và quan tâm môi trường cao

Phần 9. Các yêu cầu đối với các sản phẩm thương mại

Một số những điểm thay đổi của Tiêu chuẩn BRC phiên bản 8

* Nhấn mạnh vào các cam kết của ban quản lý cấp cao

Theo bộ tiêu chuẩn BRC trước đây một trong những yêu cầu cơ bản để đáp ứng BRC chính là sự cam kết của lãnh đạo cấp cao. Trong phiên bản BRC-8 này việc cam kết sẽ được nhấn mạnh hơn. Ban quản lý cấp cao phải xác định và duy trì một kế hoạch rõ ràng cho việc không ngừng cải thiện an toàn thực phẩm, có hành động khắc phục kịp thời để tránh nhiễm bẩn, đảm bảo chất lượng sản phẩm.

* Điểm mới trong kế hoạch thực hiện an toàn thực phẩm

Kế hoạch an toàn thực phẩm theo Tiêu chuẩn BRC mới nhất này cần được xây dựng dựa trên CODEX có triển khai thực hiện và duy trì một cách hiệu quả.

Một số điểm cần chú ý trong kế hoạch thực hiện an toàn thực phẩm:

+ Bộ tài liệu cùng hồ sơ điện tử cần phải được lưu trữ và bảo mật;

+ Kế hoạch đánh giá rủi ro nguyên vật liệu cần phải được cập nhận để có sự thay đổi về nguyên liệu, quy trình chế biến cùng những vấn đề về rủi ro mới xảy ra;

+ Các hành động và quy trình tại doanh nghiệp cần phải có quy trình phân tích nguyên nhân gốc để thực hiện cải tiến.

* Ghi nhãn sản phẩm

Trong Tiêu chuẩn BRC-8 có nhấn mạnh các hoạt động ghi nhãn sản phẩm. Bất kì hành động nào như thay đổi thông tin nhãn gốc, thay đổi thành phần và quy trình đóng gói sẽ có tiềm ẩn những rủi ro sai nhãn sản phẩm khiến sản phẩm bị thu hồi. Mỗi lần thu hồi sẽ là một số lượng lớn theo từng lô nên việc phân tích và quản lý rủi ro ghi nhãn sản phẩm cần được quan tâm.

Một số công việc cần làm đó là:

+ Nhãn sản phẩm cần phải đảm bảo thông tin chính xác, cập nhật để “kiểm soát thay đổi” trong biên lai hàng hóa;

+ Chỉ có các nhân viên có thảm quyền mới được kiểm soát công việc lưu trữ mã dữ liệu và kiểm soát quá trình in ấn tại chỗ;

+ Định kì các thiết bị máy móc nhằm xác minh như máy quét mã vạch, máy đo, v.v phải được hiệu chuẩn/kiểm định.

+ Hướng dẫn sử dụng cho khách hàng phải được xác nhận để đảm bảo rằng sản phẩm an toàn để tiêu thụ.

+ Trong quá trình thực hiện hệ thống phù hợp với BRC thì doanh nghiệp cần thiết lập kế hoạch đánh giá và ghi chép rủi ro định kì. Mọi thay đổi về bất kì rủi ro nào đối với nguyên liệu thô cần phải được phản ánh kịp thời và ghi chép đầy đủ.

+ Yêu cầu mới về việc tạo quy trình quản lý bao bì quá hạn, bao gồm nhãn. Điều này bao gồm việc tiêu hủy bao bì đúng cách để tránh sử dụng lại.

* Thiết bị kiểm tra an toàn thực phẩm

Tiêu chuẩn BRC-8 gồm thông tin chi tiết hơn về hoạt động của thiết bị phát hiện tạp chất. Cần kiểm tra trọng lượng dạng băng tải và thiết bị ghi nhãn

Tất cả các cơ sở phải thiết lập và thực hiện hành động khắc phục. Các cơ sở sẽ cần kiểm tra lại tất cả các sản phẩm kế cận những lần kiểm tra thành công gần nhất.

Những thay đổi thiết lập thiết bị ảnh hưởng đến tính toàn vẹn, ATTP phải được nhân viên được đào tạo và có thẩm quyền thực hiện. Ngoài ra, mọi chức năng điều khiển đều phải được bảo vệ bằng mật khẩu hoặc có hạn chế khác.

Một yêu cầu mới là cần kiểm tra trọng lượng dạng băng tải phải được quản lý phù hợp với yêu cầu pháp lý. Điều này bao gồm kiểm tra hiệu quả hoạt động và ghi chép kết quả kiểm tra.

Tải về Tiêu chuẩn BRC phiên bản 8 Tiếng Việt tại đây

Chia sẻ

Hotline: 0779.31.37.39

Email: info@isoq.vn

Back To Top