Skip to content

ISOQ cung cấp dịch vụ chứng nhận VietGAP thủy sản cho các loại tôm, tôm càng xanh, tôm sú, tôm chân trắng, cá tra, cá diêu hồng… Chứng nhận VietGAP thủy sản giúp tăng giá trị sản phẩm và tạo sự tin tưởng của khách hàng đối với thực phẩm an toàn, tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao thương hiệu của nhà sản xuất, chế biến, phân phối; dễ dàng lưu thông trên thị trường Việt Nam; đáp ứng các yêu cầu để đưa sản phẩm vào các hệ thống siêu thị, trường học, bếp ăn tập thể…

VietGAP là gì?

VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) là các quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho các sản phẩm nông nghiệp, thủy sản ở Việt Nam; bao gồm những nguyên tắc, trình tự, thủ tục hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế đảm bảo sản phẩm an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khoẻ người sản xuất và người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.>

Hiện tại, Bộ Nông nghiệp đã ban hành quy phạm thực hành nuôi trồng thủy sản tốt Việt Nam theo quyết định số 3824/QĐ-BNN-TCTS. Quy phạm này quy định những nguyên tắc, yêu cầu cần áp dụng trong nuôi trồng thủy sản từ khi chuẩn bị, thả giống đến thu hoạch sản phẩm.

Lợi ích của việc chứng nhận VietGAP thủy sản

Chứng nhận VietGAP thủy sản giúp tăng cơ hội đầu ra cho sản phẩm
Chứng nhận VietGAP thủy sản giúp tăng cơ hội đầu ra cho sản phẩm

1. Khẳng định Chất lượng sản phẩm

Doanh nghiệp luôn khẳng định chất lượng sản phẩm của họ tốt nhất, nhưng họ chỉ nói về chất lượng theo cảm tính, khó đánh giá. Chứng nhận VietGAP thủy sản là minh chứng tốt nhất cho quá trình sản xuất của doanh nghiệp đạt chuẩn, chất lượng đầu ra luôn đảm bảo.

2. Tăng cơ hội cho đầu ra cho sản phẩm

VietGAP là minh chứng cho sản phẩm đầu ra của doanh nghiệp an toàn, đáp ứng các quy định hiện hành, tạo điều kiện mở rộng thị trường, đáp ứng nhu cầu sử dụng sản phẩm an toàn ngày càng cao của người tiêu dùng.

3. Cải thiện hiệu quả sản xuất, giảm sự lãng phí và tiết kiệm chi phí

Áp dụng VietGAP, là việc tuân thủ các ngyên tắt quản lý, nó không những tạo ra chất lượng sản phẩm mà còn giảm chi phí do lãng phí và những ảnh hưởng xấu do thực hành nuôi trồng không đúng gây ra. Áp dụng VietGAP giúp chúng ta quản lý hiệu quả trong quá trình nuôi trồng thủy sản.

Quy trình chứng nhận VietGAP thủy sản

Chứng nhận VietGAP thủy sản

Bước 1: Trao đổi thông tin và tiếp nhận hồ sơ

– Nhân viên kinh doanh trao đổi với khách hàng nắm rõ nhu cầu chứng nhận;

– Trao đổi thông tin để khách hàng nắm rõ thủ tục và nội dung chứng nhận VietGAP;

– Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ Đăng ký chứng nhận.

Bước 2: Đánh giá Hệ thống tài liệu

– Đánh giá tính đầy đủ của hệ thống tài liệu của cơ sở nuôi trồng thủy sản theo tiêu chuẩn VietGAP xin chứng nhận.

Bước 3: Đánh giá tại cơ sở cơ sở nuôi trồng thủy sản:

– Đoàn chuyên gia đánh giá tiến hành đánh giá tại cơ sở

– Trường hợp cơ sở sản xuất cung cấp được kết quả phân tích hoặc kết quả phân tích là phù hợp thì không cần thực hiện hoạt động lấy mẫu.

– Lấy mẫu nước nguồn, chất thải, khí thải, nguyên liệu, thức ăn, sản phẩm, …

Bước 4: Thẩm xét hành động khắc phục và hồ sơ sau đánh giá

Đoàn chuyên gia đánh giá nội dung và kết quả sửa đổi, khắc phục của cơ sở nuôi trồng thủy sản

– Xác nhận kết quả khắc phục (chấp nhận/không chấp nhận). Nếu không chấp nhận thì yêu cầu cơ sở nuôi trồng thủy sản thực hiện lại hành động khắc phục.

– Chuyển toàn bộ kết quả đánh giá đến BP.Thẩm xét hồ sơ sau đánh giá xem xét

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận

– Thẩm xét trình hồ sơ và giấy chứng nhận để ký phê duyệt.

– Giấy chứng nhận có giá trị 1-3 năm (được duy trì với tần suất giám sát không quá 12 tháng/lần)

IsoQ cung cấp dịch vụ chứng nhận VIETGAP thủy sản theo Quyết định 3824/QĐ-BNN-TCTS và nhiều dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp sau chứng nhận.


Hotline: 0779.31.37.39

Email: info@isoq.vn

Back To Top