Skip to content

Theo thông tư 04/2020/TT-BNNPTNT, từ ngày 01/07/2020 tất các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động sản xuất, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản phải được chứng nhận và công bố hợp quy.  ISOQ Việt Nam hiện là một trong các tổ chức được cấp phép trong hoạt động chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản.

1. Tại sao cần chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản

Các sản phẩm thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản nằm trong danh mục sản phẩm hàng hóa có khả năng gây mất an toàn. Vì vậy, các sản phẩm này phải được kiểm soát và quản lý thông qua hoạt động chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy theo các Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.

Đối với các sản phẩm thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản, hiện được quản lý bởi 2 QCVN là:

  • QCVN 01 – 183:2016/BNNPTNT được ban hành theo Thông tư số 27/2016/TT-BNNPTNT, áp dụng cho thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho lợn, gà, chim cút, ngan, vịt; thức ăn tinh hỗn hợp cho bê và bò thịt.
  • QCVN 01 – 190:2020/BNNPTNT được ban hành theo thông tư số 04/2020/TT-BNNPTNT và Sửa đổi 1:2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNT được ban hành theo thông tư 05/2021/TT-BNNPTNT, áp dụng cho thức ăn truyền thống, thức ăn bổ sung, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho vật nuôi (ngoại trừ các loại thức ăn đã được quy định trong QCVN 01 – 183:2016/BNNPTNT). 

Như vậy, hiện nay các sản phẩm thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản phải được chứng nhận và công bố hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường tại Việt Nam.

Chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu thức ăn thủy sản

Xem thêm: Dịch vụ chứng nhận hợp quy thức ăn thủy sản

 

2. Quy định về quản lý chứng nhận, công bố hợp quy thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản

Danh sách các sản phẩm phải chứng nhận và công bố hợp quy theo QCVN 01 – 190:2020/BNNPTNT Sửa đổi 1:2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNT:

  • Thức ăn truyền thống, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản được quy định tại Phụ lục I.
  • Thức ăn bổ sung (không áp dụng đối với thức ăn thủy sản) được quy định tại Phụ lục II.
  • Thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc cho vật nuôi (không áp dụng đối với thức ăn thủy sản) được quy định tại Phụ lục III.

Công bố hợp quy

* Đối với thức ăn truyền thống, thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh và thức ăn đậm đặc cho vật nuôi, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản: Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy được lựa chọn 01 trong 03 hình thức sau:

  1. Kết quả tự đánh giá sự phù hợp của tổ chức, cá nhân.
  2. Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận đã đăng ký lĩnh vực hoạt động hoặc thừa nhận theo quy định của pháp luật.
  3. Kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận được chỉ định theo quy định của pháp luật.

* Đối với thức ăn bổ sung: Tổ chức, cá nhân công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định theo quy định của pháp luật.

Đánh giá sự phù hợp

Tổ chức, cá nhân thực hiện đánh giá sự phù hợp thức ăn thủy sản theo phương thức:

  • Đối với sản phẩm sản xuất trong nước: thực hiện theo phương thức 5 (đánh giá quá trình sản xuất và thử nghiệm mẫu điển hình).
  • Đối với sản phẩm nhập khẩu: thực hiện theo phương thức 7 (thử nghiệm, đánh giá lô sản phẩm, hàng hóa).

Trường hợp cơ sở sản xuất đã được cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất thức ăn chăn nuôi hoặc Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản còn hiệu lực thì không phải đánh giá quá trình sản xuất.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy là cơ quan quản lý chuyên ngành tại địa phương nơi tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc đăng ký kinh doanh, bao gồm: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thức ăn chăn nuôi hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thức ăn thủy sản được Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao nhiệm vụ.

Quý khách hàng vui lòng liên hệ ISOQ Việt Nam để được hỗ trợ về trình tự công bố hợp quy và hồ sơ công bố hợp quy.

4. Quy trình/Thủ tục chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi của ISOQ

Thủ tục chứng nhạn hợp quy thức ăn chăn nuôi

5. Dịch vụ chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi của ISOQ

ISOQ Việt Nam là tổ chức đánh giá được cấp phép bởi Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng để chứng nhận hợp quy các sản phẩm thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản theo QCVN 01 – 190:2020/BNNPTNT Sửa đổi 1:2021 QCVN 01-190:2020/BNNPTNT.

Bên cạnh hoạt động chứng nhận và công bố hợp quy thức ăn thủy sản, ISOQ còn hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện thủ tục đăng ký lưu hành sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.

Ưu điểm của dịch vụ chứng nhận do ISOQ thực hiện:

  • Đội ngũ chuyên gia đánh giá là những người có nhiều kinh nghiệm, trình độ chuyên môn sâu, được đào tạo bài bản theo chuẩn mực quốc tế IRCA;
  • Chi phí thực hiện hợp lý và phù hợp với đặc thù của từng doanh nghiệp, công khai với khách hàng mọi chi phí trong quá trình chứng nhận.
  • Thủ tục đơn giản, thời gian thực hiện nhanh, bảo mật thông tin trong quá trình chứng nhận.
  • Nhân viên tận tâm và chu đáo;
  • Khách hàng sẽ được hỗ trợ miễn phí các vấn đề liên quan đến chất lượng sản phẩm và giải đáp mọi thắc mắc khi cần;
  • Cung cấp miễn phí các văn bản pháp lý, các tài liệu kỹ thuật có liên quan;
  • Quảng bá thông tin doanh nghiệp trên các website của ISOQ.

Xem thêm: Chứng nhận hợp chuẩn thức ăn hỗn hợp cho tôm, cá

6. Mẫu giấy chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản

Giấy chứng nhận hợp quy thức ăn chăn nuôi
Giấy chứng nhận hợp quy nguyên liệu thức ăn thủy sản

 

Mọi thắc mắc hoặc yêu cầu về dịch vụ chứng nhận và công bố hợp quy thức ăn thủy sản, Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline/zalo: 0779.31.37.39, email: [email protected] hoặc để lại thông tin bằng cách click vào nút Đăng ký dịch vụ dưới đây để được hỗ trợ.


Hotline: 0779.31.37.39

Email: [email protected]

Back To Top