Skip to content

HACCP là gì?

HACCP (viết tắt của Hazard Analysis and Critical Control Points – Phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn) là những nguyên tắc được sử dụng trong việc thiết lập hệ thống quản lý an toàn thực phẩm. IsoQ VietNam cung cấp dịch vụ Tư vấn HACCP chuyên nghiệp, đào tạo và xây dựng hệ thống quản lý ATTP & Quy phạm thực hành vệ sinh thực phẩm.

HACCP được nhiều nước trên thế giới quy định bắt buộc áp dụng trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm. Uỷ ban Tiêu chuẩn Thực phẩm quốc tế (CODEX) cũng khuyến cáo việc nên áp dụng HACCP kết hợp với việc duy trì điều kiện sản xuất (GMP) để nâng cao hiệu quả của việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. HACCP được giới thiệu trong tiêu chuẩn của CODEX mang số hiệu CAC/RCP 1-1969, Rev.4-2003, và tiêu chuẩn quốc gia của Việt Nam tương đương là TCVN 5603:2008.

Vì sao chọn IsoQ VietNam

– Với đội ngũ chuyên gia đa ngành, đa lĩnh vực; IsoQ VietNam luôn lựa chọn những chuyên gia tư vấn/ chuyên gia kỹ thuật có chuyên môn phù hợp với lĩnh vực yêu cầu;

– Hỗ trợ đánh giá nội bộ và cải tiến 3 năm kể từ khi đạt giấy chứng nhận;

– IsoQ VietNam luôn để khách hàng làm chủ thời gian, có thể làm ngoài giờ, thứ bảy, chủ nhật để phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp;

– IsoQ VietNam luôn sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp về nhân sự, tài liệu, mẫu biểu, tích hợp hệ thống, nâng cấp phiên bản.

Lợi ích của doanh nghiệp khi áp dụng HACCP

* Chứng tỏ cam kết của doanh nghiệp với các yêu cầu luật định;

* Nâng cao thương hiệu, gia tăng niềm tin của khách hàng, người bán lẻ, các cơ quan chính quyền;

Về mặt thị trường:

* Nâng cao thương hiệu với việc được bên thứ ba chứng nhận sự phù hợp của hệ thống HACCP.

* Nâng cao sự tin cậy của người tiêu dùng với các sản phẩm của doanh nghiệp.

* Phát triển bền vững nhờ đáp ứng các yêu cầu của luật định và của xã hội.

* Giảm thiểu các yêu cầu với việc thanh kiểm tra của các đơn vị quản lý nhà nước.

Về mặt kinh tế:

* Giảm thiểu chi phí gắn liền với các rủi ro về việc thu hồi sản phẩm và bồi thường thiệt hại cho người tiêu dùng.

* Giảm thiểu chi phí tái chế và hủy sản phẩm nhờ cơ chế ngăn ngừa phát hiện các nguy cơ về an toàn thực phẩm từ sớm.

Về mặt quản lý rủi ro:

* Thực hiện tốt việc đề phòng các rủi ro và hạn chế thiệt hại do rủi ro gây ra.

* Điều kiện để giảm chi phí bảo hiểm.

* Dễ dàng hơn trong làm việc với bảo hiểm về tổn thất và bồi thường.

* Tạo cơ sở cho hoạt động chứng nhận, công nhận và thừa nhận

Tư vấn HACCP

Quy trình tư vấn HACCP

Bước 1: Khảo sát thực trạng tại đơn vị

IsoQ VietNam thành lập Ban tư vấn HACCP – gồm các chuyên gia có kinh nghiệm và chuyên môn phù hợp với lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Ban tư vấn HACCP tiến hành:

+ Xem xét cơ sở hạ tầng, nhân lực, quy trình sản xuất/ chế biến và kiểm soát chất lượng ATTP hiện tại;

+ Đánh giá mức độ đáp ứng hiện tại của cơ sở sản xuất thực phẩm so với các yêu cầu. Đánh giá này là nền tảng để hoạch định những thay đổi/ bổ sung của nguồn lực hiện tại;

+ Thảo luận mô hình và xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai dự án nhằm đảm bảo kiểm soát các mối nguy hướng đến an toàn thực phẩm vào mọi thời điểm khi tiêu dùng.

Bước 2: Thành lập nhóm công tác HACCP

– Căn cứ tình hình đơn vị, Ban tư vấn HACCP hướng dẫn thành lập, phân công trách nhiệm lập nhóm quản lý ATTP và Trưởng nhóm ATTP thay mặt lãnh đạo đơn vị chỉ đạo áp dụng hệ thống theo HACCP và chịu trách nhiệm về lĩnh vực này.

Bước 3: Đào tạo nhận thức về HACCP

– Đào tạo về nhận thức, diễn giải các yêu cầu của HACCP các nhân sự liên quan;

– Chương trình đào tạo có thể tích hợp với các hệ thống khác (như ISO 9001, ISO 14001, SA 8000, OHSAS 18001, …)

– Xác định các điểm kiểm soát tới hạn CCPs, thiết lập các ngưỡng tới hạn cho từng CCP và hệ thống giám sát cho từng CCP.

Bước 4: Đào tạo cách thức xây dựng Hệ thống văn bản; Xây dựng văn bản Hệ thống quản lý

– Đào tạo, hướng dẫn cách thức xây dựng Hệ thống văn bản theo yêu cầu của tiêu chuẩn HACCP;

– Hỗ trợ xây dựng, góp ý các văn bản Hệ thống quản lý.

Bước 5: Ban hành và áp dụng Hệ thống tài liệu

– Phổ biến hệ thống tài liệu để mọi nhân viên nhận thức đúng;

– Xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn liên quan đến từng quy trình cụ thể;

– Hướng dẫn nhân viên thực hiện theo các tài liệu đã được phê duyệt;

– Giám sát áp dụng và xử lý các phản hồi để cải tiến.

Bước 6: Đào tạo chuyên gia đánh giá nội bộ; Tiến hành đánh giá nội bộ

– Đào tạo kiến thức và kỹ năng đánh giá viên nội bộ. Hướng dẫn, hỗ trợ thực hiện hoạt động đánh giá nội bộ;

– Tiến hành đánh giá nội bộ, thẩm định các kết quả kiểm tra xác nhận riêng lẻ, phân tích kết quả của các hoạt động kiểm tra xác nhận để xác định sự phù hợp của hệ thống quản lý an toàn thực phẩm và tiến hành các hoạt động khắc phục, phòng ngừa cần thiết.

Bước 7: Khắc phục sự KPH và thực hiện HĐKP&PN sau đánh giá nội bộ

– Tham gia cùng doanh nghiệp chuẩn bị và sẵn sàng cho đánh giá chứng nhận nhận;

– Hướng dẫn thực hiện các thủ tục khắc phục sau chứng nhận để cấp chứng chỉ.

– Hỗ trợ duy trì đánh giá nội bộ, xem xét hệ thống, rà soát và cải tiến tài liệu, tái đào tạo và đào tạo bổ sung sau chứng nhận.

Bước 8: Đánh giá chứng nhận (bên thứ 3)

Với đội ngũ chuyên gia tư vấn đa ngành, đa lĩnh vực, được đào tạo chuyên sâu; chúng tôi luôn thấu hiểu và đáp ứng nhu cầu của quý khách hàng BẰNG năng lực, chuyên môn, kinh nghiệm và thái độ làm việc chuyên nghiệp.

IsoQ VietNam tự hào là đơn vị tư vấn HACCP đáng tin cậy của các đối tác, tổ chức và doanh nghiệp.

Lưu ý: ISOQ Việt Nam không cung cấp dịch vụ đánh giá sự phù hợp tương ứng với lĩnh vực ISOQ Việt Nam được khách hàng lựa chọn là đơn vị tư vấn.


Hotline: 0779.31.37.39

Email: [email protected]

Back To Top